Thức thời bỏ cuộc
Cảm nhận được hơi nóng của sự rượt đuổi mà đối thủ tạo ra, HLV Predrag Lukic nhanh chóng hội ý và có sự điều chỉnh phù hợp cho các học trò. Đội Nha Trang Dolphins chủ động chơi chậm lại, tập trung tấn công khu vực cận rổ để giữ vững thành quả. Nhờ đó CLB Nha Trang Dolphins có được chiến thắng chung cuộc 88-77 trước Danang Dragons.ROG Phone 8 giúp định nghĩa lại diện mạo của điện thoại chơi game
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương, cùng 8 người khác về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.Cùng vụ án, 3 người là cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Phước bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Nguyễn Duy Khánh, cựu Phó cục trưởng; Trần Văn Định, cựu Trưởng phòng Thanh tra kiểm tra 3; Phạm Quang Vinh, cựu Phó phòng Nghiệp vụ dự toán pháp chế.Theo cáo trạng, năm 2017, Thủ tướng có Quyết định số 11/2017 khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời, quy định giá mua điện từ các dự án mặt trời nối lưới là 9,35 UScents/kWh, áp dụng đến hết tháng 6.2019. Sau thời gian này, Bộ Công thương sẽ đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời.Giai đoạn 2016 - 2018, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, ngoài 3 dự án điện mặt trời đã có, Thủ tướng phê duyệt bổ sung 5 dự án vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung 24 dự án vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Ninh Thuận với tổng công suất khoảng 2.000 MW.Cuối năm 2017, xuất phát từ đề xuất của Công ty Cổ phần Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (do ông Nguyễn Tâm Thịnh làm đại diện theo pháp luật), UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận và có văn bản gửi Bộ Công thương đề nghị bổ sung Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, công suất 50 MW, vào Quy hoạch điện VII.Bộ Công thương sau đó thực hiện một số thủ tục thẩm định, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan. Nhưng tháng 5.2018, Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó thủ tướng với nội dung chỉ xem xét bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh các dự án đã hoàn thành thẩm định. Vì thế, Bộ Công thương dừng việc thẩm định, bổ sung quy hoạch đối với các dự án điện mặt trời nói chung, trong đó có nhà máy Trung Nam - Thuận Nam.Cáo trạng cho hay, bị can Phương Hoàng Kim là Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, đã trực tiếp chỉ đạo Phòng Kế hoạch và Quy hoạch thực hiện thủ tục thẩm định và trực tiếp ký các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, đề nghị góp ý về việc bổ sung quy hoạch dự án.Trong khi đó, bị can Hoàng Quốc Vượng là Thứ trưởng Bộ Công thương, đã trực tiếp ký báo cáo gửi Thủ tướng về tình hình phát triển các dự án điện mặt trời.Năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115 về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018 - 2023. Trong đó có nội dung cho các dự án năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận được hưởng giá bán ưu đãi 9,35 UScents/kWh đến hết năm 2020, thay vì chỉ đến tháng 6.2019 như Quyết định số 11/2017.Tháng 8.2018, Bộ Công thương lập tổ soạn thảo các quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, gồm 26 thành viên, do bị can Phương Hoàng Kim làm tổ trưởng.Tổ soạn thảo đã đưa vào dự thảo nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá bán điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021, với tổng cộng suất không quá 2.000 MW đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai là 2.086 đồng/kWh (tương đương 9,35 UScents/kWh).Tháng 4.2019, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp về việc xây dựng nội dung dự thảo và chỉ đạo thay đổi theo hướng áp dụng quy định trên cho "các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp". Việc này khiến số lượng các đơn vị được bán điện giá cao cho Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) càng mở rộng thêm.Tháng 11.2019, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 115/2018. Tuy nhiên, bị can Hoàng Quốc Vượng vẫn gửi dự thảo tờ trình kèm theo không đề cập đến giá điện mặt trời, nhưng lại có nội dung: đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1.1.2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng/kWh.Đến tháng 4.2020, Phó thủ tướng ký Quyết định số 13/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, bao gồm nội dung nói trên. Sau khi quyết định được ban hành, địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng cộng 30 dự án được hưởng chính sách giá điện 9,35 UScents/kWh. Trong số này có 2 dự án không đủ điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi theo Nghị quyết số 115 là Solar Farm Nhơn Hải và Trung Nam - Thuận Nam.Hai doanh nghiệp nêu trên được EVN thanh toán tiền mua điện theo giá ưu đãi sai quy định, gây thiệt hại hơn 99 tỉ đồng tại Solar Farm Nhơn Hải và hơn 944 tỉ đồng tại Trung Nam - Thuận Nam. Tổng thiệt hại hơn 1.043 tỉ đồng.Quá trình xảy ra vụ án, ông Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc nhận 1,5 tỉ đồng từ ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Nam Thuận Nam, đến nay bị can đã nộp lại toàn bộ số tiền này.
Bao nhiêu du học sinh Việt Nam đang học tại Nhật Bản?
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Dẻo thơm hương cốm Hà Nội
Ngày 9.1, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm cho phép cảng Tiên Sa được tiếp nhận tàu khách ở 3 bến còn lại, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tàu biển.Theo UBND TP.Đà Nẵng, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, thời gian qua TP.Đà Nẵng đang nỗ lực mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung phát triển du lịch tàu biển với việc chú trọng tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng cảng biển để phục vụ cho phát triển du lịch tàu biển, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.Nhằm tiếp tục phát triển du lịch tàu biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất giải pháp chống ùn tắc tại cảng Tiên Sa.Năm 2023, cảng Tiên Sa đón 21 tàu khách với 33.543 hành khách, năm 2024 đón 46 lượt tàu khách với 73.475 hành khách (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2023).Năm 2025, cảng Tiên Sa dự kiến đón 77 lượt tàu với 121.373 hành khách (tăng 1,7 lần so với 2024), trong đó chỉ riêng quý 1 dự kiến đón 27 lượt tàu với hơn 41.000 lượt khách.Tuy nhiên, hiện nay cảng Tiên Sa chỉ được tiếp nhận tàu cỡ lớn ở 2/5 bến lớn (bến 3, 4), 3 bến còn lại chưa công bố công năng tiếp nhận tàu khách, gây hạn chế cho việc tiếp nhận số lượng tàu khách cũng như thời gian lưu cảng của tàu du lịch.Cụ thể, từ cuối tháng 12.2024 đến nay, các tàu container, tàu hàng tổng hợp, đặc biệt là tàu khách du lịch có lịch trình đến cảng Tiên Sa đã không thể cập cảng để làm hàng, tham quan, dẫn đến tàu phải chờ tại vịnh Đà Nẵng.Một số tàu bỏ tuyến không ghé Đà Nẵng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ách tắc dòng luân chuyển hàng hóa; ảnh hưởng lịch trình tàu khách, du khách không ghé Đà Nẵng...Công ty CP cảng Đà Nẵng đề xuất tạm thời cho các bến Tiên Sa 1, 2 và 5 được tiếp nhận tàu khách, để cầu cảng chuyên dụng phục vụ tàu container số 3, 4 được duy trì liên tục tiếp nhận tàu container nhằm giảm thời gian chờ đợi đối với các tàu container đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng.Do đó, UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải xem xét, sớm cho chủ trương tạo điều kiện được cấp phép bổ sung công năng tiếp nhận tàu khách 3 bến cảng còn lại của cảng Tiên Sa để tăng hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu khách, tăng thời gian cập tại cảng.